Hướng dẫn cách trồng cây trầu bà trong đất, trong chậu và trong nước tốt nhất

 

Cách trồng cây trầu bà đang trở thành từ khóa hot được tìm kiếm phổ biến trong thời gian gần đây. Nếu tìm thấy phương pháp phù hợp bạn khu vườn hoặc ngôi nhà, không gian sống của bạn sẽ thêm phần rực rỡ bởi những mảng xanh bắt mắt. Nó còn giúp gia chủ gặp nhiều may mắn bằng cách thu hút tài lộc, vận khí tốt. Bạn đọc hãy cùng vựa cây xanh tìm hiểu thêm thông tin thực hiện chi tiết ở nội dung sau đây.

Tìm hiểu về cây trầu bà

Trước khi biết được cách trồng cây trầu bà, bạn cần tìm hiểu đặc điểm của loài cây này trước.

Đặc điểm của cây trầu bà

Cây trầu bà, còn được gọi là cây vạn niên thanh leo, cây thạch cam tử, cây hoàng kim,…. có tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy, có nguồn gốc từ Indonesia. Loài cây này có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, có thể sống tốt trong đất hoặc cả trong môi trường thủy sinh (trong nước).

Cây trầu bà có những đặc điểm bên ngoài mà bạn có thể nhận thấy như sau:

  • Thân cây: Cây thuộc dạng thân leo mềm, thân có màu xanh thường bò trườn hoặc buông thõng trên những chậu cây treo.
  • Lá cây: Có lá đơn màu xanh, lá cây hình trái tim với phần đỉnh thuôn dài và có nhiều nước. Một số loại trầu bà còn có những đốm nhỏ bắt mắt trên phiến lá.
  • Rễ cây: Không chỉ lan dưới đất mà còn có thể tủa ra ở các mắt trên thân cây, giúp chúng có thể leo trèo trên các cây khác.
  • Hoa của cây: Có dạng mo, cuốn lá ngắn, thường khá giống với lá nên dễ bị nhầm lẫn.
  • Môi trường sống: Cây sống tốt trong khí hậu nhiệt đới, ưa nước và bóng râm, không chịu được nếu sống ở nơi có ánh nắng gay gắt. Trong môi trường thủy sinh, cây vẫn có thể phát triển tốt.

Ý nghĩa của cây trầu bà

Cây trầu bà không chỉ là loài cây cảnh trang trí trong nhà, vừa hỗ trợ làm sạch không khí, giảm bức xạ có hại đến sức khỏe con người, vừa mang đến nhiều giá trị về mặt phong thủy cho gia chủ.

Cây trầu bà được xem là loài cây phong thủy có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ giúp mang đến nguồn năng lượng tích cực cho chủ nhân. Bên cạnh đó, cây còn giúp thu hút vượng khí tài lộc, mang đến nhiều cơ hội phát tài làm giàu, đồng thời hỗ trợ gia chủ làm ăn thuận lợi, phát tài nhanh chóng và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.

Công dụng của cây trầu bà

  • Làm cảnh: Cây trầu bà sở hữu màu xanh tươi mát, giúp không gian sống có điểm nhấn và đẹp mắt hơn.
  • Lọc sạch không khí: Cũng giống như những loài cây khác, cây trầu bà có khả năng lọc sạch cách khí độc tồn tại trong không gian, ngăn cản các tia bước xạ từ các thiết bị điện tử làm hại đến con người, mang đến bầu không khí dễ chịu, thoải mái và an toàn cho chủ nhân.
  • Hỗ trợ làm mát: Cây có lá mọng nước nên có khả năn điều hòa không khí, tạo độ ẩm không khí cực kì tốt. Ở những không gian có nhiệt độ môi trường quá khắc nghiệt, bạn có thể thử trồng loài cây này để giúp không gian trở nên dễ chịu hơn.
  • Giảm căng thẳng mệt mỏi: Màu xanh của cây sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, giảm căng thẳng mệt mỏi sau ngày dài làm việc và học tập mệt mỏi.

Tổng hợp 3 cách trồng cây trầu bà đơn giản nhất

Trầu bà là loài thân mềm, có thể bò dài hoặc buông thõng nên dễ tạo kiểu. Dựa vào đặc điểm trên, chúng ta thoải mái cho cây treo tường, để trong chậu, làm giàn,… theo ý thích. Mỗi kiểu sẽ có một cách trồng cây trầu bà khác nhau như sau:

Cách trồng cây trầu bà trong đất

Chuẩn bị trước khi trồng: Để cây leo cột, giàn tốt trước hết cần chọn nhánh khỏe mạnh, phát triển tốt, không sâu bệnh.

Các bước trồng cây trầu bà trực tiếp trong đất cụ thể như sau:

  • Bước 1: Cắt nhánh cây khỏe mạnh rồi cắm vào đất và luôn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho rễ phát triển nhanh.
  • Bước 2: Để cây vươn lên cao phải chôn vào bên cạnh một chiếc cọc gỗ cứng cáp và thường xuyên quấn cành của nó vào để cố định.
  • Bước 3: Sau khoảng 2-3 tuần, các nhánh trầu bà mọc ra sẽ quấn chặt vào cột và leo lên cao hơn. Nếu muốn trồng làm giàn bạn cũng làm tương tự nhưng chỉ cho cây phát triển đến một độ cao nhất định bắt đầu tạo hình. Từ nách cành sẽ mọc thêm nhiều nhánh mới phát triển xanh tốt.
  • Bước 4: Chăm tỉa lá ở giai đoạn đầu để hạn chế thối úng tránh tạo điều kiện cho sâu bọ phát triển.
Cách trồng cây trầu bà
Cây trầu bà rất thích hợp để cho leo cột tạo kiểu

Cách trồng cây trầu bà trong chậu treo

Cách trồng cây trầu bà trong chậu đất về cơ bản giống với cách trồng trực tiếp dưới đất. Bạn chỉ cần thực hiện 4 bước trên cộng thêm những lưu ý trước khi trồng sau đây:

  • Bạn cần chọn các nhánh chắc khỏe, đã có mầm, mọc rễ sẽ đảm bảo khi giâm xuống tỷ lệ sống cao hơn.
  • Đất trong chậu cần đảm bảo tơi xốp, thoáng khí, ẩm ướt nhưng nhất định phải thoát nước tốt. Về đất trồng nên có thêm phân trùn và mụn dừa (hoặc trấu hun) theo tỷ lệ 3:2.
  • Tránh trồng cây vào lúc thời tiết mưa kéo dài gây ngập úng làm thối rễ bên dưới.
  • Nên xử lý kỹ đất chậu trồng để đảm bảo an toàn cho nhánh cây khi trồng.
  • Sau khi trầu bà ra rễ nên tưới nước thường xuyên với liều lượng vừa phải và để ở vị trí tiếp xúc tốt với ánh nắng mặt trời.
Cách trồng cây trầu bà trong nước
Trầu bà nuôi trong chậu cần chú ý đến việc thoát nước

Cách trồng cây trầu bà trong nước

Chuẩn bị trước khi trồng:

  • Chuẩn bị chậu/bình thủy tinh và giỏ đựng bằng với kích thước cây.
  • Chọn cây đã ra rễ tách từ chậu hoặc giá thể, không nên giâm cành.

Cách trồng cây trầu bà trong nước mà không lo thối rễ, úng thân cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Sau khi tách cành cây, bạn cần rửa sạch phần rễ cây cần rửa sạch và loại bỏ phần hư hỏng.
  • Bước 2: Cho phần cành cây đã xử lý vào chậu/bình thủy tinh đựng nước. Phần rễ nên ngập trong nước ở mức vừa phải, không cần quá sâu. Đặc biệt mọi người cần cho dung dịch dinh dưỡng thường xuyên để cây phát triển. Nếu thiếu bước trên chúng sẽ chết nhanh chóng.
  • Bước 3: Từ 15-20 ngày đầu khi trồng thủy canh cần quan sát kỹ trạng thái của cây tỳ bà. Nếu phát hiện lá úa vàng nên hạn chế để phần thân ngâm quá sâu trong nước và bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
  • Bước 4: Khi rễ đã mọc dài, phát triển đồng đều mọi người có thể cho các cây nhỏ vào để tạo thành một bụi xanh tốt.
Trồng cây trầu bà trong nhà
Cách trồng cây trầu bà cần sự chăm chút, tỉ mỉ hơn

Cách chăm sóc cây trầu bà đơn giản sau khi trồng

Sau khi đã biết cách trồng cây trầu bà trong đất, trong chậu treo cũng như trong nước, bạn cần biết cách chăm sóc để chúng luôn phát triển tốt trong không gian ngôi nhà. Theo đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đất trồng: Cần đảm bảo đủ ẩm, nhiều dinh dưỡng và sạch sẽ.
  • Ánh sáng: Trầu bà ưa bóng râm nên cần tránh tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao hoặc môi trường quá lạnh. Lá cây sẽ bị khả vàng, chậm phát triển nếu thiếu đi ánh sáng cản trở quá trình quang hợp. Nếu trồng trong chậu hoặc thủy canh chúng ta nên chọn vị trí thoáng mát.
  • Tưới nước: Trầu bà là loại cây ưa nước, bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày để cây luôn phát triển tốt nhất.
  • Độ ẩm: Lá cây có thể bị úa hoặc nhũn thân nếu rễ ngập nước dẫn đối bị thối, hư hỏng. Cần kiểm tra độ ẩm của đất thường xuyên và tìm biện pháp thoát nước nhanh nhất. Nhiệt độ lý tưởng sẽ rơi vào khoảng 20-28 độ C.
  • Bón phân: Cây trầu bà không đòi hỏi quá nhiều dưỡng chất để phát triển. Để cây luôn sinh trưởng tốt, bạn chỉ cần bón phân cho cây 6 tháng một lần (đối với cây trồng trong đất). Đối với cây trồng trong nước, bạn chỉ cần thay nước 2 tuần một lần là được.
  • Cắt tỉa: Nếu rễ phát triển quá dài, nhiều nhánh con có thể tỉa bớt cho gọn hoặc chuyển sang bình đựng diện tích lớn hơn.
Cách trồng cây trầu bà trong chậu đất
Mỗi cách trồng cần chú ý điều kiện chăm sóc phù hợp

Lời kết

Cách trồng cây trầu bà vừa được chia sẻ chi tiết đến độc giả. Mong rằng các bạn sau khi tham khảo thông tin sẽ tìm được phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc cây phù hợp. Qua đó giúp không gian sống của chúng ta thêm xanh mát, bắt mắt để đón nhiều tài lộc, may mắn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top cây cảnh để bàn ngày tết giúp thu hút tài lộc và những lưu ý cần biết

Cây Kim Tiền Bị Héo Thân Và Cách Chăm Sóc Cây Luôn Tươi Tốt

Top 17 những loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe, cực kỳ dễ chăm